Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Bệnh tiêu chảy và tiêu chảy cấp ở trẻ em – những điều cần biết
Ngày cập nhật 01/07/2014

iêu chảy và tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp, rất phổ biến ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường diễn biến quanh năm, đặc biệt về mùa hè là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển. Ở những khu vực dân cư điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường thì bệnh tiêu chảy trẻ em càng dễ dẫn đến trầm trọng.

Hậu quả nặng nề và nguy hiểm của tiêu chảy là tình trạng mất nước và mất điện giải có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, đây là những trường hợp cấp cứu nhi khoa, phải bù nhanh tình trạng mất nước và điện giải cho cơ thể trẻ trong thời gian ngắn.
+ Tiêu chảy là gì ?
Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài ³ 3 lần trong 24 giờ và phân lỏng. Phân loại tiêu chảy dựa trên hai yếu tố: Thời gian tiêu chảy và tính chất phân thải ra.
- Về thời gian: Khi đợt tiêu chảy chấm dứt trước ngày thứ 14 kể từ khi mắc thì gọi là tiêu chảy cấp tính (tiêu chảy cấp), nếu tiêu chảy vẫn còn tiếp diễn sau 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài. Khi tiêu chảy hơn 30 ngày thì gọi là tiêu chảy mãn tính.
- Về tính chất phân: Nếu tiêu chảy phân có máu là hội chứng lỵ (trực khuẩn, amip).
Nguyên nhân tiêu chảy: Thường gặp do vi khuẩn (tả, lỵ trực khuẩn), virus (Rotavirus, Astrovirus, Afenovirus), ký sinh vật (lỵ amip, Giardia)... Tùy theo nguyên nhân gây bệnh để có điều trị thích ứng. Phải có xét nghiệm phân, máu để xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng rối loạn điện giải và mức độ trầm trọng.
Hậu quả tiêu chảy: Do mất nước và mất điện giải cấp hoặc mãn tính sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do trong thời gian bị tiêu chảy tình trạng hấp thu thức ăn qua đường tiêu hóa bị ảnh hưởng giảm sút, làm chậm sự phát triển cơ thể của trẻ. Nếu tiêu chảy phân có máu kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu (thiếu hồng cầu, thiếu sắt (Fe)), da xanh tái nhợt nhạt, nhất là ở môi, niêm mạc mắt, da mặt.
+ Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ?
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, mệt, rất khát nước, môi khô đòi uống nước, nôn mửa liên tục, sốt, đi ngoài nhiều lần phân lỏng toàn nước hoặc có máu, quấy khóc, mắt trũng, chướng bụng, trẻ li bì có khi co giật. Khi đã qua điều trị cấp cứu chủ yếu là phải truyền dịch để bù mất nước, điện giải, Bác sĩ có thể chỉ định theo dõi trẻ ở nhà. Bà mẹ giữ vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trạng thái tiêu chảy của trẻ. Gia đình và bà mẹ cần làm tốt một số việc sau :
Cho trẻ uống nước và bú nhiều hơn thường ngày để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Trong đó uống Oresol là một dung dịch điện giải rất có hiệu quả trong tiêu chảy. Sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại nước, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt, cần cho bú thời gian lâu hơn. Có thể cho trẻ uống thêm nước cháo, nước canh, sữa đậu nành, nước dừa, nước cam vắt, nước sôi để nguội, nước khoáng mặn.
Khi trẻ đã giảm và hết tiêu chảy phải cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng, cho bú mẹ bình thường, không ăn kiêng (như chỉ ăn cháo muối), cho trẻ ăn thêm ngày 1-2 bữa phụ.
Trẻ em cần được bổ sung thêm kẽm ngay khi tiêu chảy mới bắt đầu. Kẽm có tác dụng nhanh chóng hồi phục niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian bị bệnh, cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng của trẻ.
+ Sử dụng kháng sinh trong điều trị :
Thường là điều trị ở bệnh viện, có thể tiếp tục ở nhà sau khi qua cơn cấp cứu phải truyền dịch. Chỉ định dùng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa nhi khi tiêu chảy phân có máu, nghi ngờ tả (Vibrio cholerae), tiêu chảy do Giardia, tiêu chảy kèm theo các bệnh nhiễm trùng khác như viêm hô hấp trên, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, tiết niệu... Thuốc kháng sinh đường ruột hiện nay có rất nhiều loại, phải do thầy thuốc lựa chọn loại thích hợp và thay đổi, phối hợp kháng sinh nếu thấy cần thiết. Phải điều trị đúng liều và đủ thời gian để tránh bệnh kéo dài hoặc tái phát. Các loại kháng sinh thường dùng là: Erythromycin, Ciprofloxacin, Azthromycin, Metronidazole, Ceftriaxon... sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
+ Phòng bệnh tiêu chảy trẻ em :
Bệnh tiêu chảy trẻ em rất thường gặp, do đó người trong gia đình trước hết là các bà mẹ cần có nhận thức hiểu biết các kiến thức phổ thông về phòng bệnh tiêu chảy của trẻ em nhằm làm giảm các hệ lụy bất lợi do bệnh gây nên nhất là suy dinh dưỡng.
Trước hết cần nắm chắc đường lây truyền: Thường lây qua đường tiêu hóa do ăn uống, chất thải không quản lý tốt, cần sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi, trẻ lớn phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ...
Nuôi con bằng sữa mẹ hết sức quan trọng, cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) sau 4-6 tháng tuổi tùy theo sự phát triển của trẻ, cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng (chiều cao, cân nặng...)
- Sử dụng vaccine phòng bệnh theo chương trình Tiêm chủng mở rộng. Phòng đặc hiệu tiêu chảy do Rotavirus bằng vaccine. Rotavirus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây mất nước đứng thứ 2 sau tả, vì vậy dùng loại vaccine này là hết sức cần thiết và có hiệu quả cao theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O), sử dụng tiêm phòng vaccine tả, thương hàn chỉ định cho vùng có nguy cơ dịch theo hướng dẫn của y tế.
Các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ như bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú mẹ càng lâu càng tốt. Uống vitamin A, D định kỳ của trạm y tế phường, xã. Tiêm phòng sởi, uống vaccine ngừa Rotavirus (sắp đến sẽ được bổ sung vào chương trình TCMR) và các loại vaccine khác theo chương trình TCMR của địa phương nơi cư trú của gia đình theo lịch.
Cần cắt đứt đường lây truyền khi trẻ bị tiêu chảy. Đường lây truyền thông thường là qua đường phân - miệng, nhưng cắt đắt được cách lây truyền này không đơn giản. Người trong gia đình và bà mẹ cần nâng cao ý thức phòng bệnh trong đó có việc xây dựng nhà vệ sinh và quản lý nhà vệ sinh đúng chuẩn theo hướng dẫn của y tế.
Tin từ: www.huecity.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 139.396
Truy câp hiện tại 92