Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Ngày cập nhật 21/03/2014

HỎI: KHIẾU NẠI, TỐ CÁO LÀ GÌ?

TRẢ LỜI:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyề xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 thì tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan,  tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của công dân, cơ qua, tổ chức./.

 

HỎI: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT  KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, CẤP HUYỆN, CẤP TỈNH?

TRẢ LỜI:

Điều 17, Điều 18, Điều 21 Luật khiếu nại quy định về quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh như sau:

- Chủ tịch UBND cấp xã; thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( sau đâu gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đơi với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hiệu nhưng chưa được giải quyết.

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Gi ám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

 

HỎI:NGƯỜI KHIẾU NẠI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?

TRẢ LỜI:

Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện khiếu nại

Điều 12 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

Người khiếu nại có các quyền:

- Tự mình khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể  tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con đã thàn niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trwoj giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền giao cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp háp tham gia đối hoại;

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nị thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Yêu cầu cá nhân, cơ qua, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho ngươi giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Được yêu cầu người  giải quyết khiếu nại áp dụng cá biện pháp khẩn cáp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

- Rút khiếu nại.

Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại;, cung cấp thông tin, tài liệu đó;

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định , hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành ( trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết)

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

HỎI: NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI CÓ CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?

TRẢ LỜI:

Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính , quyết định kỷ luật bị khiếu nại. Theo Điều 13 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại như sau:

Người bị khiếu nại có các quyền:

- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Nhạn quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau:

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia  đối thoại;

- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;

- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

                                                                                                                                                                                           Ban biên tập

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 141.391
Truy câp hiện tại 214