Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
PHÁP LUẬT CHO MỌI NHÀ
Ngày cập nhật 19/03/2014

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

HỎI: Thừa kế là gì? Quyền thừa kế của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

TRẢ LỜI:

Thừa kế là một việc chuyển lại tài sản của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Nhà nước bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân và được quy định tại Điều 631 Bộ Luật dân sự: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của minh cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Mọi cá nhân đều có quyền để lại di sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo..../.

HỎI: DI CHÚC LÀ GÌ? NHỮNG NGƯỜI NÀO CÓ QUYỀN LẬP DI CHÚC?

TRẢ LỜI:

Điều 646 Bộ luật dân sự quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 647 Bộ luật dân sự quy định về người lập di chúc như sau:

Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người dám hộ đồng ý.

Ngời ra theo Điều 648 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có các quyền: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữa di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản./.

HỎI: THẾ NÀO LÀ DI CHÚC HỢP PHÁP?

TRẢ LỜI:

 Theo Điều 652 Bộ luật dân sự thì di chúc được coi là hợp pháp khi có các điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

- Nội dung di chúc không trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái với quy định của pháp luật

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi người lập di chúc và nội dung di chúc đủ các điều kiện trên.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực

Di chúc của người từ đủ 15 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người dám hộ đồng ý.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã./.

                                                                                                                                               Ban biên tập - kimlong.thuathienhue.gov.vn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 141.391
Truy câp hiện tại 218