Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Pháp luật với mọi người
Ngày cập nhật 20/03/2014

Tìm hiểu các quy định của pháp luật về chính sách xã hội

HỎI: Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chăm sóc người có công với cách mạng như thế nào?

TRẢ LỜI:

Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có công với nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.

Điều 4 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 ( sau đây gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành) ghi rõ: Người có công với cách mạng và thân nhân của họ  được Nhà nước, cộng đông quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi.

Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh trên cơ sở:

- Phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;

- Phù hợp với pháp luật và chính sách chung của  Nhà nước.;

- Phù hợp với tính chất, đặc ddierm của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Phù hợp với đời sống cán bộ, công chức, viên công chức của Nhà nước và nhân dân;

- Phù hợp với công lao và hoàn cảnh của người hưởng chế độ;

Theo pháp lệnh thì các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với nước và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.

Hàng năm, Nhà nước dành một phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; đồng thời vận động sự đóng góp theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức và cá nhân. “ Qũy đền ơn, đáp nghĩa” được xây dựng ở Trung ương và các địa phương trong cả nước bằng sự đóng góp theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức và cá nhân.

Ngoài ra, Nhà nước còn dành một phần kinh phí trong quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, về xóa đói giảm nghèo…để người có công với cách mạng vay, tạo việc làm, ổn định đời sống./

 

HỎI: Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công cách mạng?

TRẢ LỜI:

Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành quy định những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm:

-Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945

-Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945;

 -Liệt sĩ;

-Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;

 -Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

 -Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

 -Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

  -Bệnh binh;

-Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

 -Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

 -Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

-Người có công giúp đỡ cách mạng;

-Thân nhân của người có công với cách mạng;

-Thân nhân của người có công với cách mạng quy định ở trên./.

 

HỎI: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 cùng thân nhân của họ được hưởng chế độ ưu đãi như thế nào?

TRẢ LỜI:

Điều 9 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành quy định:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01/01/1945

- Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 bao gồm:

+ trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng;

+ bảo hiểm y tế,; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

+ cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp;

+ được nhà nước hỗ trợ, cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người.

-  Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 chết bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng chế độ ưu đãi mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp một lần;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con mồ côi cả cha mẹ dươtg 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế

Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khaonr 3, Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành.

Theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28/5/2012 của Chính phủ quy định phụ cấp đối với người có công cách mạng ( sau đây gọi tắt là Nghị định số 47/2012/NĐ-CP) thì mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: diện thoát ly được hưởng trợ cấp 1.240.000 đồng, phụ cấp là 210.000 đồng/ 1 thâm niên; diện không thoát ly được hưởng trợ cấp 2.106.000 đồng.

Theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP  thì mức trợ cấp hàng tháng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 chết là: trợ cấp tiền tuất 1.110.000 đồng; trơ cấp tuất nuôi dưỡng 1.806.000 đồng.

                                                                                                                                                                                                   Ban biên tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 141.391
Truy câp hiện tại 198