Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Pháp luật với mọi nhà
Ngày cập nhật 19/03/2014

Tìm hiểu pháp luật về  đăng ký hộ tịch ( đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn...)


Hỏi: Thủ tục đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?

TRẢ LỜI:

Theo Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai ( theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về trình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận trình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

Trong thời hạn 03  ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu càu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì công chức Tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn.UBND cấp xã cấp cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho 2 bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.Bản sao giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng./.

Hỏi:Pháp luật quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung thì người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ. Sau đó báo ngay cho UBND cấp xã hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm; địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); Họ tên, địa chỉ của người phát hiện.

UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyên hình có trách nhiệm thông báo miễn phí ba lần trong ba ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị vỏ rơi cần chú ý:

- Họ , tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh

- Ngày sinh và nơi sinh nếu không xác định được thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh, nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản, quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam

- Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong giấy khai sinh để tróng. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì công chức Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nhận nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào giáy khai sinh; trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ " cha, mẹ nuôi" và nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

Trường hợp trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện như trẻ sơ sinh. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ " trẻ bị bỏ rơi"./.

Hỏi: Theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký khai tử được tiến hành ở đâu?

Trả lời:

Điều 19 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung quy định thẩm quyền đăng ký khai tử như sau:

-UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

- Trong trường hợp khong xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Điều 24 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung quy định: Việc đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người yêu cầu tòa án tuyên bố một người là đã chét phải thực hiện việc đăng ký khai tử. ( Trong trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố chết, thì UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử căn cư vào quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, xoa tên người đó trong sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại giấy chứng tử đã cấp)./.

                                                                                                                                                           Ban biên tập - kimlong.thuathienhue.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 141.391
Truy câp hiện tại 198